Giá: 0909 801189
Chậu Cây Ngân Hậu thường được trưng văn phòng, nhà cửa, phòng làm việc…. Với ý nghĩa phong thủy; xua đuổi tà ma, hay những tâm linh tối, giúp cho gia chủ luôn bình an trong công việc.
-------------------------------------------------------
Cửa Hàng Cây Cảnh Minh Tân
Liên kết với chúng tôi
Tên thường gọi: Cây ngân hậu, Cây minh ty rằn, Vạn niên vạch
Tên khoa học: Aglaonema marantifolium
Họ: Araceae (Ráy)
Nguồn gốc: Đảo Mulucca và Philippin
Cây Ngân Hậu mọc thành bụi dày, sống lâu năm, thân cao 20 – 40 cm. Lá thuôn dài nhọn cả hai đầu, gốc có cuống dài, mở rộng ở đáy thành bẹ ôm thân. Phiến lá dày màu xanh đậm, có nhiều đốm vằn màu trắng dọc theo gân bên. Gân nổi rõ ở mặt dưới, cụm hoa trên cuốn chung dài, mang hoa ở đỉnh, ngoài có mo màu trắng nhỏ bao bọc. Quả mọng hình trái xoan dài từ 1 – 2 cm. Quả một hạt, xếp sát nhau thành bong lớn, có chung cuống mập.
Xem thêm: Cây nội thất đẹp
Khi trồng cây Ngân Hậu chúng ta nên chăm sóc và tưới nước cho cây thường xuyên, để cây phát triển. Về chế độ tưới 3 ngày/1 lần, bón phân 1 lần / tháng. Cây Ngân Hậu có thể dùng làm cây cảnh ngoài trời nơi bóng dâm. Không nên để cây khô sẽ làm cây bị vàng lá.
Thường xuyên tưới đều nước lên thân và gốc cây. Hàng tuần nên cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ít nhất 30 phút. Nếu là cây trồng trong nước thì thay nước 1 lần/tuần. Lấy cây ra ngoài trước khi thay nước, cắt tỉa rễ hư, thối. Không để lá tiếp xúc trực tiếp với dung dịch dinh dưỡng.
Phòng bệnh cho cây Ngân Hậu:
Cây Ngân Hậu khi bày trí trong nhà không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Đối với những cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải đem cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.
Biện pháp phục hồi khi cây Ngân Hậu bị héo:
Khi phát hiện cây Ngân Hậu có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc để giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là những nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.
Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây đang ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo và tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.
Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây.